Hỗ trợ đăng tin:

Dự án bị tê liệt sẽ xảy ra 5 kịch bản tiêu cực tại TP Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 20/04/2019
Tin cùng chủ đề:

Việc hơn 100 dự án bị ách tắc trên địa bàn TP.HCM sẽ dẫn tới một số kịch bản tiêu cực như: giảm nguồn thu ngân sách, giá nhà tăng, cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp bị mất, thậm chí, còn đứng trước nguy cơ phá sản.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) trong bản báo cáo kiến nghị giải quyết ách tắc của doanh nghiệp đã cho biết, khi quý đầu tiên của năm 2019 trôi qua, các nhà phát triển địa ốc ngày càng lo ngại trước tình trạng hàng loạt dự án bất động sản bị ách tắc, mà nguyên nhân là do không được xem xét, giải quyết kịp thời.

Chính vòng lẩn quẩn rà soát, kiểm tra pháp lý kéo dài đã khiến khoảng 100 dự án rơi vào tình cảnh "đóng băng", không thể thực hiện. Theo đánh giá của HoREA, thực trạng này sẽ tạo nên 5 kịch bản tiêu cực cho thị trường bất động sản. Cụ thể:

Kịch bản đầu tiên: Dự án bị ngâm lâu, khiến nguồn cung nhà ở trên thị trường giảm, ắt sẽ dẫn đến việc giá bất động sản gia tăng.

Kịch bản thứ hai: Sự tê liệt của cả trăm dự án sẽ khiến cho cơ hội tạo lập nhà ở của số đông người dân có thu nhập thấp và trung bình bị giảm xuống, gây tác động xấu đến công tác đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở.

Thứ ba: Các dự án không được triển khai sẽ kéo theo nguồn thu ngân sách nhà nước từ bất động sản bị giảm. Trong năm 2018, nguồn thu ngân sách TP.HCM đối với tiền sử dụng đất ghi nhận giảm 22,5%. Ngân sách trong 2 tháng đầu năm 2019 giảm tới 76% so với cùng kỳ năm 2018.

Tổng nợ thuế trên toàn TP.HCM trong 2 tháng này lên tới 10.110 tỷ đồng, tăng 13,5% so với thời điểm cuối năm 2018, trong đó, có 1.370 tỷ đồng là các khoản nợ liên quan tới đất, chiếm 14%, số doanh nghiệp xây dựng bất động sản nợ thuế lên đến 76 đơn vị với tổng số tiền sử dụng đất là gần 800 tỷ đồng.

dự án bị tê liệt
Quy trình rà soát, kiểm tra pháp lý kéo dài đã khiến cả trăm dự án bất động sản
tại TP.HCM bị ngâm lâu. Ảnh: Quỳnh Trần

Thứ tư: Hiệp hội cho rằng, thời gian rà soát, thanh tra càng kéo dài, càng khiến chi phí vốn cũng như lãi vay ngân hàng tăng,  gây bất lợi cho doanh nghiệp và làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi phí tăng, cơ hội mất, đẩy doanh nghiệp vào tình cảnh chồng chất khó khăn, thậm chí, còn rơi vào nguy cơ phá sản. Một khi doanh nghiệp bất động sản bị ảnh hưởng thì các công ty xây dựng cũng phải chịu vạ lây.

Bởi, khi chủ đầu tư thiếu nguồn dự án mới sẽ kéo theo sự sụt giảm về số lượng hợp đồng nhận thầu xây lắp của các doanh nghiệp xây dựng.

Thứ năm: Tính minh bạch trong môi trường kinh doanh của TP.HCM cũng sẽ bị suy giảm, khó đoán định và gia tăng rủi ro cho các doanh nghiệp do đã có nhiều dự án bị xem xét xử lý lại (hồi tố).

Để giảm rủi ro về vấn đề pháp lý và nhanh chóng có nguồn thu giúp duy trì hệ thống, hiện đã có nhiều doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh phát triển các dự án nằm ngoài TP.HCM.

HoREA cho rằng, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật chưa được đảm bảo là nguyên nhân khách quan dẫn đến việc 100 dự án nhà ở rơi vào tình trạng tê liệt. Sự rườm rà, phức tạp và chồng chéo của thủ tục hành chính sẽ dễ dẫn đến cơ chế "xin cho", gây tiêu cực cho thị trường.

Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ sự hạn chế, kém hiệu quả trong công tác thực thi pháp luật. Ngoài ra, những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, chuyển hồ sơ lòng vòng, không dám nêu chính kiến giải quyết, vừa nhũng nhiễu, "hành" doanh nghiệp của một số cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến bất động sản cũng một phần khiến các dự án bị ngâm lâu.

Từ thực tế trên, Hiệp hội đã kiến nghị UBND TP.HCM cũng như Thanh tra Chính phủ cần vào cuộc để xem xét, giải quyết đối với hơn 100 dự án đang bị "đóng băng" chờ rà soát, thanh tra được hợp tình, hợp lý, song, cần phải đảm bảo nguyên tắc không để tài sản công bị thất thoát.

Theo đó, Hiệp hội đã đề xuất, nên phân loại hơn 100 dự án đang bị rà soát, thanh tra thành 3 nhóm cụ thể để có phương án xử lý phù hợp đối với từng tình huống.

Trong đó, nhóm 1 bao gồm các dự án đã thực hiện đúng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền về cơ bản, cần giải tỏa ngay để doanh nghiệp có thể triển khai dự án tiếp; nhóm 2 là những dự án có sai phạm về quy trình, thủ tục, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước nhưng ở mức độ thấp, cần yêu cầu doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành các thủ tục đầu tư và thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung đối với Nhà nước, không để tài sản công bị thất thoát; nhóm 3 là những dự án vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần tách riêng để xử lý theo đúng luật định.

(Theo vnexpress)
Tin nhiều người đọc
Tin mới nhất
Quý khách muốn nhanh chóng tìm được BĐS phù hợp?