Hỗ trợ đăng tin:

Phí bảo trì là một khoản thu bất hợp lý - Seonhadat.vn

Ngày đăng: 19/04/2019
Tin cùng chủ đề:

Nhận định trên được ông Nguyễn Văn Đực - Phó TGĐ Công ty Bất động sản Đất Lành đưa ra khi bàn về khoản phí bảo trì 2% mà người mua nhà phải nộp.

Điều bất hợp lý trên được Sở Xây dựng TP.HCM nhìn nhận rõ nên đã đề xuất bỏ 2% phí bảo trì nhà chung cư khi sửa Luật Nhà ở.

phí bảo trì
Do quỹ bảo trì bị ban quản trị cũ chiếm dụng nên tình trạng tranh chấp tại
dự án Green City 501 Minh Khai, Hà Nội đã xảy ra trong suốt thời gian dài 

Ông Nguyễn Văn Đực cũng cho rằng, nên bỏ quy định thu 2% phí bảo trì vì 4 lý do sau:

Thứ nhất: Giá bán căn hộ chung cư đã bao gồm cả giá xây dựng, giá đất, lãi suất ngân hàng, phí vận hành với chủ đầu tư và cả phần lãi mà chủ đầu tư được hưởng; đó là còn chưa kể đến tùy thuộc vào vị trí căn hộ, thời điểm ra hàng và cảm tính từ phía người bán hàng. Do đó, việc thu phí bảo trì 2% dựa trên giá bán là hoàn toàn sai.

Ví dụ, khu đất đó có giá trị 3 triệu đồng khi mua sẽ khác so với khu đất 300 triệu đồng, hoặc cùng một dự án nhưng có người mua 20 triệu/m2, có người lại phải mua với giá 30 triệu/m2, thực tế này sẽ rất bất công khi áp dụng mức phí trên. Vậy nên, phí bảo trì áp dụng trên giá bán như hiện nay là không hợp lý, mà phải áp dụng dựa trên giá xây dựng (có thể là 2% hoặc hơn kém mức này).

Thứ hai: Theo quy định hiện hành, chủ đầu tư phải có trách nhiệm bảo trì nơi dự án trong 5 năm đầu tiên, điều này đồng  nghĩa với việc, trong thời gian này, phí bảo trì sẽ không cần sử dụng tới. Vậy, tổng số tiền phí bảo trì mà cư dân đã nộp từ 10 tỷ thậm chí cả trăm tỷ, nếu cộng tiền gốc và tiền lãi lại sẽ lên tới con số hàng chục ngàn tỷ, hàng trăm ngàn tỷ trên toàn quốc sẽ bị đóng băng một cách lãng phí.

Thứ ba: Trên thực tế, số tiền phí bảo trì của người dân đã bị một số chủ đầu tư sử dụng sai mục đích mà không có khả năng trả lại. Vậy, lúc này, trách nhiệm bồi thường cho cư dân sẽ thuộc về ai? Đã có nhiều chủ đầu tư ngang nhiên chiếm đoạt khoản tiền trên mà không hề có một chế tài xử lý nghiêm minh nào.

Với những tòa nhà đã được chủ đầu tư bàn giao quỹ bảo trì cho ban quản trị thì lại bị một số cá nhân là thành viên của ban quản trị lạm dụng, chi tiêu sai mục đích hoặc bán nhà và biển thủ khoản tiền lớn trên,… Pháp luật hiện nay chưa thể kiểm soát được những hành vi này.

Thứ tư: Hiện nay, có tới 70% tranh chấp xảy ra tại các tòa nhà chung cư xuất phát từ việc tính phí bảo trì. Đây được xem là ngòi nổ và là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc tranh chấp tại các tòa nhà trong thời gian qua.

Cuối cùng, Phó TGĐ Công ty Bất động sản Đất Lành cho biết thêm, sau 12 năm, doanh nghiệp này đã không áp dụng hình thức thu phí bảo trì như thông thường đối với  tại 5 tòa chung cư, mà tự quản lý bằng cách cộng thêm một số tiền trong phí quản lý hàng tháng. So với mức thu 2% ở phần lớn dự án khác, khoản tiền này rẻ hơn rất nhiều.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Tin nhiều người đọc
Tin mới nhất
Quý khách muốn nhanh chóng tìm được BĐS phù hợp?