Hỗ trợ đăng tin:

Phong thủy với đời sống và nhà ở

Ngày đăng: 12/10/2019
Tin cùng chủ đề:
"Con người và các sinh thể sinh ra cũng mang trong mình một trường, gọi là trường nhân thể, ta thường gọi là điện sinh học, mỗi một sinh thể trường với mức độ mạnh yếu khác nhau, sẽ hợp với hướng trường của Trời - Đất không như nhau, người ta gọi là cung mạng. Với sự tác động thay đổi truyền dẫn của điện nhân thể bất cứ lúc nào bởi cảm ứng với từ trường quả đất hình thành sự tác động tương hỗ ảnh hưởng lẫn nhau sinh ra thuận hay nghịch, tốt hay xấu."

Kiến trúc sư Phùng Đạo Hợp, tốt nghiệp khoá 1965 – 1970, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Sau 10 năm hành nghề kiến trúc ở Hà Nội, anh vào Đà Nẵng, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, mấy năm gần đây lại trở về Hà Nội sinh sống. Là kiến trúc sư, song anh cũng là bác sỹ đông y, thông thạo Hán học, và đã dành gần 20 năm nghiên cứu sâu về lịch Pháp, Tướng số, Kinh Dịch, Huyền không học trước khi trở thành “kiến trúc sư Phong thuỷ” – như nhiều người tôn vinh anh. Kiến trúc sư Đoàn Đức Thành có cuộc trao đổi cùng anh về Phong thuỷ với cuộc sống và nhà ở:
 KTS. Đoàn Đức Thành: Hành nghề kiến trúc, song cũng hành nghề Phong thuỷ, trong hai lĩnh vực này có gì mâu thuẫn không anh?
 KTS. Phùng Đạo Hợp: Lâu nay tôi vẫn làm hai việc này song song, tuy hai mà là một, vì thiết kế kiến trúc một công trình nào cũng bắt buộc phải hợp logic và phải chính xác, hợp lý trong tổ chức không gian sống và làm việc của con người trong một môi trường tự nhiên. Có điều, nếu đơn thuần với chức năng của một kiến trúc sư không thôi thì chỉ giới hạn trong việc tổ chức không gian cho thuận tiện, hợp lý, xem xét sự thông thoáng, hình khối, tỷ lệ, ánh sáng, hợp cảnh quan và chọn cái đẹp của kiến trúc hợp với tâm lý và yêu cầu của người sử dụng. Nhưng đôi khi lại không khắc phục được những tác động của không gian từ bên ngoài lớn hơn đến con người đang sống. Xem có vẻ như siêu hình mà môn Phong thuỷ đã quan tâm tới nó: Đó là năng lượng của vũ trụ (trường lực vũ trụ), năng lượng của Trái đất (trường lực Trái đất) và năng lượng trong con người (điện sinh học) luôn luôn tương hỗ, tác động và chế ức lẫn nhau, gộp chung lại gọi là trường khí, tổng khoát là Phong thuỷ. Do đó, nếu kiến trúc sư có thêm được một phần kiến thức về môn Phong thuỷ thì việc tổ chức không gian trong kiến trúc công trình sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp và thuận hơn cho môi trường sống của con người. Những vấn đề của Phong thuỷ không có gì là thần bí, hư vô cả, từ 6000 năm trước trong Kinh Dịch của người Trung Hoa cổ đều đã nêu lên các vấn đề đó và trở thành một pho lý thuyết và thực hành. Tất nhiên để tinh thông nó ta phải nghiên cứu, khổ công học nhiều năm, có khi cả đời người. Vừa đọc vừa chiêm nghiệm và mạnh dạn ứng dụng nó trong đời sống thực tại mới là bí quyết của thành công.

KTS. Đoàn Đức Thành: Chúng ta đều biết năng lượng vũ trụ đến từ Mặt trời, Mặt trăng, các hành tinh lớn, các chòm sao và các thiên thể lớn nhỏ khác v.v … dưới dạng sóng từ hay quang năng đều tác động đến con người sống trên Trái đất. Năng lượng sống của Trái đất gồm từ trường của Trái đất, sức hút trọng trường, sóng địa chấn và lực địa chất cũng đều ảnh hưởng đến mọi người chúng ta. Thế thì ai mà không chịu tác động như nhau?
 KTS. Phùng Đạo Hợp: Phong thuỷ có lý thuyết chuyên sâu để giải thích vấn đề này, song để hiểu và nắm bắt được nó, vận dụng nó để đáp ứng được nó trong cuộc sống hàng ngày của con người không phải dễ. Chúng ta ai cũng biết rằng trong vũ trụ bao la, các thiên thể, các hành tinh lớn nhỏ đều phát ra các trường sóng lan toả khắp chu thiên (bầu trời), cộng với trường lực của Trái đất chúng ta đang nương tựa để sinh tồn. Chúng ta và tất cả mọi thứ có ở trên bề mặt Trái đất này đều sống trêm thảm từ trường của Trái đất, chịu tác động từng giờ từng phút của trường vũ trụ. Trường động biến thành sóng. Trường điện từ dao động biến thành sóng từ. Trường chỉ vĩ mô mà sóng và hạt là chỉ vi mô. Con người và các sinh thể sinh ra cũng mang trong mình một trường, gọi là trường nhân thể, ta thường gọi là điện sinh học, mỗi một sinh thể trường với mức độ mạnh yếu khác nhau, sẽ hợp với hướng trường của Trời - Đất không như nhau, người ta gọi là cung mạng. Với sự tác động thay đổi v truyền dẫn của điện nhân thể bất cứ lúc nào bởi cảm ứng với từ trường quả đất hình thành sự tác động tương hỗ ảnh hưởng lẫn nhau sinh  ra thuận hay nghịch, tốt hay xấu.
Vậy mỗi người do có điện sinh học, trường nhân thể hợp hướng trường Nam Bắc, Đông và Đông – Nam, được gọi là Đông mạng, sẽ bị hướng trường Tây – Nam, chính Tây và Tây – Bắc và Đông – Bắc xung khắc (Tây hướng). Người hợp với Tây hướng gọi là Tây mạng, ngược lại, lại bị 4 Đông hướng xung khắc. Với từ trường vô hình tồn tại, mà sự thuận khắc tác động lên chúng ta, chúng ta không thể chế ngự lại được, mà cũng nên biết và thuận theo nó, xúc tác biến hoá nó là tốt nhất.
Do đó, với cung mạng hợp hướng, khắc hướng mỗi nhân thể một khác. Vậy mới có việc chọn hướng làm nhà để thuận hợp khí trường Trời - Đất và sắp xếp bên trong nội thất cũng là yếu tố cần thiết cho bất kỳ ai. Do vậy, mà đòi hỏi kiến trúc sư cần hiểu biết mang kiến thức này nhằm tính toán thiết kế để giúp thân chủ của mình có được chỗ ở tốt, tạo được chỗ sinh sống hàng ngày thuận thiên, đem lại điều tốt cho sức khoẻ, trí tuệ; hanh thông trong công việc, tài lộc thuận lợi, con cái phát triển, tiến bộ; gia đình hoà thuận, tránh các tai hại không đáng xảy ra.
KTS. Đoàn Đức Thành: Qua phân tích đã chứng tỏ vận và mạng của một đời người luôn gắn liền và chịu tác động của môi trường chung quanh. Từ thiên nhiên rộng lớn đến mọi khoảng không gian nho nhỏ mà ta đang sống đều chịu tác động của một sức mạnh vô hình chế ngự. Vậy để cho điều kiện sống của con người trong môi trường sống được tốt đẹp hơn, Phong thuỷ có thể tác động vào môi trường sống của con người đến mức nào?
KTS. Phùng Đạo Hợp: ứng dụng thuật Phong thuỷ là một kỹ năng có tính khoa học, có logic chặt chẽ theo quy luật nhất định mà tiền nhân không ngừng đúc rút tổng kết trở thành một lý thuyết, nó như thể một đạo luật của vũ trụ mà ai biết tuân thủ nó sẽ đem lại lợi lạc hanh thông. Để hoá giải sự sống của từng con người đối với từng trường hợp với môi trường chung quanh, chẳng hạn như ngôi nhà ta ở, từ hường nhà, cửa ra vào, đường đi lối lại, bếp núc, nơi ngủ, gian thờ, bể ngầm chứa nước sạch, bể xí tự hoại v.v … bố trí ở các vị trí khác nhau, hướng khác nhau trong một ngôi nhà thì mô hình năng lượng cũng có khác nhau rất nhiều. Hơn nữa mỗi người có riêng mình một ngày tháng năm sinh nên cung mạng hợp với các nhóm cung hướng cũng khác nhau. Tất cả gộp lại trong một không gian sống quả là rối như một mớ canh hẹ. Nhà Phong thuỷ có nhiệm vụ gỡ rối, sắp xếp lại cho hợp với hướng trường cung mạng. Sắp xếp lại đường cấp nước sạch vào, đường thoát nước thải ra, lối giao thông trong ngôi nhà. Xoay bếp, chỉnh hướng ngủ hợp với từng thành viên trong gia đình. Sắp xếp vị trí đặt bàn thờ, hướng thờ, chỗ làm việc, góc học tập, nơi tiếp khách, v.v … nhằm đem lại tất cả điều tốt lành cho chủ nhân và các thành viên sống trong một gia đình ở cùng một không gian ngôi nhà.
KTs. Đoàn Đức Thành: Với một bề dày tìm hiểu, khảo sát thực tế trong nhiều năm, anh có thể nêu lên một số điểm thiết yếu trong thuật Phong thuỷ đang thịnh hành ở trong nước cũng như một số nước Châu á hiện nay?

KTS. Phùng Đạo Hợp: Các nhà Phong thuỷ thường tiến hành theo các bước sau:
Trước hết, xác định tuổi qua năm tháng ngày sinh để tính toán cung hướng mạng cho từng người. Mỗi người đều có năm, tháng, ngày, giờ sinh của mình. Và mỗi năm đều có một sao quản vận. Sao quản vận chiếu mạng (theo Tam nguyên cửu vận) thì con người mang trường sinh mạng của sao đó. Theo hình đồ 9 sao phối 8 cung hướng của Bát quái (trùng với từ trường Nam Bắc của Trời - Đất và chia ra 8 hướng chính). Mỗi cung hướng mang một thuộc tính ngũ hành khác nhau. Hệ sóng từ quy nạp vào 9 sao cũng tồn tại, luôn luân chuyển, thay đổi vị trí theo một quỹ đạo nhất định. Chín ngôi sao đó được mang tính chất khí với thuộc tính ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ (theo Tử vi. Mỗi người còn được đặt vào một cung hướng nhất định của Bát quái đồ gọi cung mạng: Có mạng Càn, mảng Khảm, mạng Cấn, mạng Chấn, mạng Tốn, mạng Ly, mạng Khôn, mạng Đoài. Tính từ năm sinh tra bảng (Tra bảng ) ta sẽ biết được cung mạng của mỗi người nằm trong cung hướng nào.
1/ Hướng Tây-Bắc, cung Càn thuộc Kim;
2/ Hướng Bắc, cung Khảm thuộc Thuỷ;
3/ Hướng Đông-Bắc, cung Cấn thuộc Thổ;
4/ Hướng Đông, cung Chấn thuộc Mộc;
5/ Hướng Đông-Nam, cung Tốn thuộc Mộc;
6/ Hướng Nam, cung Ly thuộc Hoả;
7/ Hướng Tây-Nam, cung Khôn thuộc Thổ;
8/ Hướng Tây, cung Đoài thuộc Kim 
Bảng
(Xem bảng )
Năm sinh Cung Mạng 

Dương      Âm           Nam        Nữ
1920  Canh Thân       Cấn        Đoài
1921  Tân Dậu          Đoài       Cấn
1922  Nhâm Tuất      Càn        Ly
1923  Quý Hợi          Khôn       Khảm
1924  Giáp Tý          Tốn         Khôn
1925  ất Sửu           Chấn       Chấn
1926  Bính Dần         Khôn       Tốn
1927  Đinh Mão        Khảm       Cấn
1928  Mậu Thìn        Ly           Càn
1929  Kỷ Tỵ            Cấn          Đoài
1930  Canh Ngọ       Đoài         Cấn
1931  Tân Mùi         Càn          Ly
1932  Nhâm Thân     Khôn        Khảm
1933  Quý Dậu        Tốn          Khôn
1934  Giáp Tuất       Chấn        Chấn
1935  ất Hợi            Khôn        Tốn
1936  Bính Tý          Khảm        Cấn
1937  Đinh Sửu        Ly            Càn
1938  Mậu Dần        Cấn           Đoài
1939  Kỷ Mão          Đoài          Cấn
1940  Canh Thìn      Càn           Ly
1941  Tân Tỵ          Khôn          Khảm
1942  Nhâm Ngọ      Tốn           Khôn
1943  Quý Mùi         Chấn         Chấn
1944  Giáp Thân       Khôn        Tốn
1945  ất Dậu           Khảm        Cấn
1946  Bính Tuất       Ly            Càn
1947  Đinh Hợi         Cấn          Đoài
1948  Mậu Tý          Đoài         Cấn
1949  Kỷ Sửu          Càn          Ly
1950  Canh Dần       Khôn        Khảm
1951  Tân Mão        Tốn          Khôn
1952  Nhâm Thìn      Chấn        Chấn
1953  Quý Tỵ           Khôn       Tốn
1954  Giáp Ngọ         Khảm      Cấn
1955  ất Mùi             Ly         Càn
1956  Bính Thân       Cấn        Đoài
1957  Đinh Dậu         Đoài       Cấn
1958  Mậu Tuất        Càn        Ly
1959  Kỷ Hợi            Khôn       Khảm
1960  Canh Tý         Tốn         Khôn
1961  Tân Sửu         Chấn       Chấn
1962  Nhâm Dần        Khôn       Tốn
1963  Quý Mão         Khảm       Cấn
1964  Giáp Thìn       Ly           Càn
1965  ất Tỵ              Cấn        Đoài
1966  Bính Ngọ          Đoài       Cấn
1967  Đinh Mùi           Càn       Ly
1968  Mậu Thân         Khôn      Khảm
1969  Kỷ Dậu             Tốn        Khôn
1970  Canh Tuất         Chấn      Chấn
1971  Tân Hợi             Khôn      Tốn
1972  Nhâm Tý           Khảm      Cấn
1973  Quý Sửu           Ly          Càn
1974  Giáp Dần           Cấn        Đoài
1975  ất Mão              Đoài       Cấn
1976  Bính Thìn           Càn        Ly
1977  Đinh Tý             Khôn      Khảm
1978  Mậu Ngọ           Tốn        Khôn
1979  Kỷ Mùi              Chấn      Chấn
1980  Canh Thân         Khôn     Tốn
1981  Tân Dậu            Khảm     Cấn
1982  Nhâm Tuất         Ly         Càn
1983  Quý Hợi             Cấn       Đoài
1984  Giáp Tý              Đoài      Cấn
1985  ất Sửu               Càn       Ly
1986  Bính Dần             Khôn     Khảm
1987  Đinh Mão            Tốn       Khôn
1988  Mậu Thìn            Chấn     Chấn
1989  Kỷ Tỵ                 Khôn     Tốn
1990  Canh Ngọ            Khảm    Cấn
1991  Tân Mùi              Ly        Càn
1992  Nhâm Thân          Cấn      Đoài
1993  Quý Dậu              Đoài     Cấn
1994  Giáp Tuất             Càn      Ly
1995  ất Hợi                  Khôn     Khảm
1996  Bính Tý                Tốn       Khôn
1997  Đinh Sửu              Chấn     Chấn
1998  Mậu Dần               Khôn     Tốn
1999  Kỷ Mão                 Khảm    Cấn
2000  Canh Thìn             Ly        Càn
2001  Tân Tỵ                 Cấn      Đoài
2002  Nhâm Ngọ             Đoài      Cấn
2003  Quý Mùi                Càn      Ly
2004  Giáp Thân              Khôn    Khảm
2005  ất Dậu                  Tốn      Khôn
2006  Bính Tuất              Chấn    Chấn
2007  Đinh Hợi                Khôn    Tốn
2008  Mậu Tý                 Khảm    Cấn
2009  Kỷ Sửu                  Ly        Càn
2010  Canh Dần               Cấn      Đoài

Cùng năm sinh nhưng do hấp thụ trường khí Đất – Trời của sinh thể nam và nữ khác nhau. Nên có các cung mạng và đặc tính con người nam nữ cũng khác nhau, phần nhiều là đối nghịch nhau.
Thứ hai, phân nhóm cung hướng và cung mạng. Trong 8 hướng của cung Bát quái đồ chia ra hai nhóm là Đông tứ hướng và Tây tứ hướng. Đông tứ hướng gồm có hướng Bắc (cung Khảm), hướng Đông (cung Chấn), hướng Đông – Nam (cung Tốn), hướng Nam (cung Ly). Nhà có cửa chính mở về 4 hướng trên gọi là nhà Đông tứ trạch. Cung mạng ai nằm trong 4 cung trên thuộc nhóm Đông tứ mạng và trường khí của 4 cung hướng là hợp tốt. Tây tứ hướng gồm có 4 hướng Tây – Bắc (cung Càn), hướng Tây (cung Đoài), hướng Tây – Nam (cung Khôn) và hướng Đông – Bắc (cung Cấn). Nhà có cửa chính mở về 4 hướng này gọi là nhà Tây tứ trạch. Cung mạng ai nằm trong 4 cung trên thuộc nhóm Tây tứ mạng và hợp tốt ở 4 hướng này. Như vậy, người thuộc nhóm Đông tứ mạng hợp với nhà Tây tứ trạch (Tây tứ hướng) đều được hưởng từ trường tốt, gọi là hợp hướng và tạo được nhiều điều thuận lợi cho sức khoẻ và tốt lành trong cuộc sống. Ngược lại, người Đông tứ mạng ở nhà Tây tứ trạch và người Tây tứ mạng ở nhà Đông tứ trạch gọi là trái hướng, thì ắt sẽ xảy ra sự xung khắc, bởi từ trường cung hướng với cung mạng khắc nhau sẽ xảy ra sự không tốt đẹp cho sức khoẻ, không thuận lợi cho công việc, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sự phát triển lâu dài.
Với Bát quái đồ chia theo 8 cung hướng trùng hợp với từ trường cung hướng Trái đất, nhà mở cửa hướng theo 8 cung đó gọi chung là bát trạch. Mỗi trạch đều mang một thuộc tính ngũ hành khác nhau là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Cung mạng của mỗi người nằm ở cung hướng nào thì cũng mang đặc tính từ trường và ngũ hành ở cung hướng đó. Do đó, sự phối hợp cung mạng với các cung hướng khác, với 8 hướng của bát trạch thì sẽ xảy ra 8 trường hợp xung khắc và hoà hợp khác nhau (gọi là bát san phối mạng). Bát san tốt là: Sinh khí, Diên niên, Thiên y, Phục vị. Bát san xấu là: Tuyệt mạng, Ngũ quỷ, Lục sát, và Hoạ hại.

Phục vị Tây–Bắc 

Lục sát Bắc 
Thiên y Đông–Bắc

Sinh Khí Tây   

Ngũ quỷ Đông   

Tây–Nam Diên niên 

Nam Tuyệt mạng 
Đông–Nam Hoạ hại

Người cung mạng Càn (Tây-Bắc)
 
Lục sát Tây–Bắc Phục vị Bắc 
Ngũ quỷ Đông–Bắc

Hoạ hại Tây   

Thiên y Đông   

Tây–Nam Tuyệt mạng 

Nam Diên niên 
Đông–Nam Sinh Khí

Người cung mạng Khảm (chính Bắc)

Thiên y Tây–Bắc Ngũ quỷ Bắc 
Phục vị Đông–Bắc
Diên niên Tây   

Lục sát Đông   

Tây–Nam Sinh Khí

Nam Hoạ hại 
Đông–Nam Tuyệt mạng

Người cung mạng Cấn (Đông-Bắc)
 
Ngũ quỷ Tây–Bắc 

Thiên y Bắc 

Lục sát Đông–Bắc

Tuyệt mạng Tây   

Phục vị Đông
Tây–Nam Hoạ hại 

Nam Sinh Khí 
Đông–Nam Diên niên

Người cung mạng Chấn (Đông)
Hoạ hại Tây–Bắc Sinh Khí Bắc 
Tuyệt mạng Đông–Bắc 

Lục sát Tây   

Diên niên Đông   

Tây–Nam Ngũ quỷ

Nam Thiên y 
Đông–Nam Phục vị

Người cung mạng Tốn (Đông-Nam)
 
Tuyệt mạng Tây–Bắc Diên niên Bắc 
Hoạ hại Đông–Bắc

Ngũ quỷ Tây   

Sinh Khí Đông   

Tây–Nam Lục sát 

Nam Phục vị 
Đông–Nam Thiên y
Người cung mạng Ly (Nam)

Diên niên Tây–Bắc Tuyệt mạng Bắc 
Sinh Khí Đông–Bắc

Thiên y Tây   

Hoạ hại Đông
 Tây–Nam Phục vị
 Nam Lục sát 
Đông–Nam Ngũ quỷ

Người cung mạng Khôn (Tây-Nam)
 
Sinh Khí Tây–Bắc Hoạ hại Bắc 
Diên niên Đông–Bắc

Phục vị Tây   

Tuyệt mạng Đông
 Tây–Nam Thiên y
 Nam Ngũ quỷ 
Đông–Nam Lục sát

Người cung mạng Đoài (Tây)

     Mỗi bát sát phối mạng và hướng đều tạo ra một từ trường khí, có sự tác động tương hỗ, có tốt, có xấu.
KTS. Đoàn Đức Thành: Anh có thể nói rõ thêm về các khí tốt, các khí xấu và phân khu chức năng trong ngôi nhà đạt yêu cầu tốt nhất về Phong thuỷ?
KTS. Phùng Đạo Hợp: Các khí tốt gồm có:
Sinh khí: Chủ việc vượng tốt cho con người, có lợi cho người con trai, lợi cho danh tiếng, tạo ra được sức sống dồi dào cho con người, mọi sự việc luôn luôn sinh sôi nảy nở, tính dục mạnh mẽ.
Nếu Sinh khí ở vào khu vệ sinh, phòng kho đồ vặt thì xảy ra thất nghiệp, đẻ non, nhiều bệnh tật.
Thiên y: Chủ về sức khoẻ tốt, lợi cho phụ nữ, vượng tài lộc, tiêu trừ bệnh tật, tâm tính ổn định, có giấc ngủ ngon lành, thường có quý nhân bên ngoài giúp đỡ, luôn luôn đổi mới.
Nếu Thiên y ở vào khu vệ sinh, phòng kho đồ lặt vặt sẽ mắc bệnh kinh niên, chứng ung thư.
Diên niên: Hoà thuận, tốt cho sự nghiệp và ngoại giao, với các mối quan hệ khác; vợ chồng thuận hoà, tuổi thọ tăng thêm, bớt kẻ kình địch, tính tình hoà dịu, kiên trì, tăng sức thuyết phục; với nữ giới có bạn đời tốt.
Nếu Diên niên ở vào khu vệ sinh, phòng kho đồ vặt: xảy ra cãi vã thị phi, nhà cửa không yên ổn.
Phục vị: Bình yên, trấn tĩnh, có lợi để ban thờ. Vững vàng cho chủ nhà, tình duyên nam nữ gắn bó; khả năng kiếm ra tiền tốt; quan hệ gia đình với cha, mẹ, vợ, con tốt, nhưng tính dục sẽ giảm sút.
Nếu nơi Phục vị có khu vệ sinh, phòng kho đồ vặt thì tính tình gia chủ nóng nảy, luôn luôn cảm  thấy mất yên ổn.
Các khi xấu bao gồm:
Tuyệt mạng: ở vào cung Tuyệt mạng là khu vệ sinh, phòng kho đồ vặt thì chủ nhà sẽ có sức khoẻ tốt, tuổi thọ tăng thêm, duyên phận con cái tốt, có tài vận.
Nếu cung Tuyệt mạng ở vị trí tốt: Chủ nhân mắc chứng bệnh khó chữa, mổ xẻ, bị đao thương, đụng xe, mất trộm, trong người cảm thấy không yên ổn, mọi việc đều tính toán quá đáng, buồn phiền, đau khổ, u sầu, nói ít, bị ức chế sinh bệnh tâm thần, duyên phận con cái bạc bẽo.
Ngũ quỷ: Cung Ngũ quỷ là buồng vệ sinh, phòng kho đồ vật thì có thể biến điều xấu thành điều tốt đẹp.
Nếu Ngũ quỹ ở vào vị trí tốt (cửa ra vào, buồng ngủ và bếp) thì các sự việc lôi thôi và tai hoạ vô cớ ập đến; người nhà mổ xẻ, ung thư; tai tiếng thị phi; mất trộm; phá sản; quan tai, người nhà đau yếu liên miên; đề phòng hoả hoạn.
Lục sát: Cung Lục sát ở buồng vệ sinh, phòng kho đồ vặt thì người trong nhà có những suy nghĩ đúng đắn, có số đào hoa và có lợi cho tình duyên.
Nếu Lục sát ở vào các vị trí tốt thì tình duyên sẽ tráo trở, người ở không yên, vợ chồng thường cãi vã lẫn nhau, trong người phiền não, lắm điều thị phi, mất ngủ, sự nghiệp trắc trở. Riêng với nam giới thì không lo làm ăn, hay rượu chè, cờ bạc.
Hoạ hại: Cung Hoạ hại ở buồng vệ sinh, phòng kho đồ vặt thì người trong nhà yên ổn, hoà thuận, sức khoẻ tốt đẹp, làm việc tự tin hơn, hoà nhã với người ngoài, không xảy ra quan sự, tài vận tốt.
Nếu Hoạ hại ở vào các vị trí tốt thì trong nhà thường gây chia rẽ, quan tai. Tiểu nhân, tai tiếng thị phi, mệt mỏi bởi những việc vụn vặt, cơ thể suy nhược, mất tự tin, rời rạc, thường gây gổ, thưa kiện với người ngoài, thất tài, nhiều bệnh tật.
KTS. Đoàn Đức Thành: Anh đã nói một mạch những vấn đề rất hay, nghe rất có lý. Hiện nay, nhiều người rất quan tâm đến cách đặt hướng nhà. Anh có thể nêu lên một số điểm cốt yếu có thể áp dụng được?
KTS. Phùng Đạo Hợp: Trong  bảng tra cung mang trên có thể biết được tất cả cung mạng của mọi người. Ai có cung mạng trùng với phương vị cung Bát quái của căn nhà gọi là vị trí Phục vị. Từ cung Phục vị đem so sánh xem xét mối tương quan giữa nó với 7 cung khác. Xảy ra sự khắc hợp khác nhau giữa hai nhóm Đông mạng và Tây mạng. Vậy trong một gia đình bao gồm nhiều thành viên, gồm ông bà, cha mẹ và con cháu. Với tổ hợp một gia đình nhiều người như vậy, không thể có tất cả đều nằm trong một cung mạng, tổ hợp tốt thì cùng một nhóm Đông tứ mạng, tổ hợp tốt thì cùng một nhóm Đông tứ mạng hoặc cùng một nhóm Tây tứ mạng cũng đã ít, thường có ở cả hai nhóm mạng cùng sống trong một ngôi nhà.
Do đó, với một căn nhà thuộc Đông tứ trạch thì phù hợp với nhóm người Đông tứ mạng và khắc sát với nhóm người Tây tứ mạng, và ngược lại. Tây tứ trạch khắc sát với nhóm người Đông tứ mạng. Như vậy, trong một căn nhà thường xảy ra hợp và tốt với người này lại khắc sát với người kia. Thuật Phong thuỷ không chỉ thấy được vấn đề, mà còn có khả năng biến hoá, giải trừ (gọi là hoá giải) ở phương vị vùng có từ trường khắc sát, gọi là khí xấu mà làm cân bằng lại nó, và làm tăng thêm khí tốt cho toàn nhà. Quan điểm cho là xấu đều còn hơn tốt lỏi, quả là hợp lý.
KTS. Đoàn Đức Thành: Anh cho biết cụ thể hơn về một số điểm cốt yếu trong ngôi nhà mà ai cũng có thể áp dụng được?
KTS. Phùng Đạo Hợp: Thông thường với một ngôi nhà, dù hướng nhà hợp hướng hay không hợp hướng với cung mạng của chủ nhà thì cũng áp dụng xem xét:
- Bàn thờ được xếp đặt quay mặt về một trong bốn hướng tốt của cung mạng chủ nhân đứng thờ.
- Bếp nấu: Có vị trí đặt bếp đun xoay cho được cửa ông Táo (cửa lò bếp, núm vặn bếp ga, nút tắt mở điện của bếp điện, chỗ vặn điều khiển của bếp dầu v.v …) về một trong 4 hướng tốt của cung mạng chủ nhà.
- Giường ngủ: Khi đi ngủ, người Đông mạng ngủ chân đạp về một trong 4 Đông hướng. Người Tây mạng thì chân đạp về một trong 4 Tây hướng (đầu nằm ngược lại).
- Chỗ ngồi làm việc, tiếp khách: Dù ở cơ quan, cửa hàng, phòng khách hay ở bất kỳ nơi nào, người Đông mạng ngồi ở vị trí mặt xoay về một trong 4 Đông hướng. Người Tây mạng ngồi ở vị trí quay mặt về một trong 4 Tây hướng mới thu được khí tốt.
KTS. Đoàn Đức Thành: Nghe nói Thuỷ pháp cũng là một trong những yếu tố quan trọng, anh có thể nói thêm về điều này?
KTS. Phùng Đạo Hợp: Có hướng rồi, nhà đó có khí hay không còn phụ thuộc vào cách sắp đặt Thuỷ pháp của căn nhà theo thuật Phong thuỷ. Tiền nhân đã tổng kết: “Cư trạch Đương thôi hướng Thuỷ vi tốt yếu” (nhà ở xem xét hướng nước là quan trọng nhất). Tất cả có 28 hướng Thuỷ pháp cho 8 hướng chính của ngôi nhà ở, nó rất chặt chẽ theo từng hướng độ (theo la bàn đo được) của hướng nhà mà định. Thuỷ pháp gồm có Lai thuỷ, tức nước cấp vào (còn gọi là long mạch nhập) và Phóng thuỷ, nước thải thoát ra. Hai yếu tố này rất cần cho bất kỳ một ngôi nhà nào. Làm đúng cách xuất nhập thì khí tốt tràn đầy cho ngôi nhà, chủ nhân được hưởng cát khí. Nếu làm sai lệch thì sự may mắn, cát khí sẽ giảm sút hoặc mất đi, nhà sẽ mất khí, ảnh hưởng xấu cho chủ nhà. ở đây còn được xem xét bởi đường nước chảy tự nhiên hay cống rãnh trước mặt ngôi nhà, chảy từ trái qua phải hoặc chảy từ phải sang trái ở phía trước nhà. Đó là những yếu tốt vô cùng quan trọng để sắp đặt hệ thống cấp thoát nước cho căn nhà và công trình. Người kiến trúc sư biết được điều này và vận dụng thông thạo sẽ mang lại khí tốt cho ngôi nhà. Đây là vấn đề phức tạp nên khó có thể giải đáp một cách cụ thể để vận dụng được ngay.
KTS. Đoàn Đức Thành: Trong Phong thuỷ cũng hay nói đến Sơn và Hướng. Mối quan hệ của Sơn Hướng trong nhà ở như thế nào?
KTS. Phùng Đạo Hợp: Danh từ đó nói đúng hơn là “Toạ Sơn và Hướng”. Toạ Sơn là phía sau, chỗ tựa của ngôi nhà. Hướng là phía trước, mở cửa ra vào chính của ngôi nhà. Lý luận Phong thuỷ lấy Sơn xem về “nhân định” tức con người. Con người trong ngôi nhà đó có tốt, khoẻ mạnh, phát triển hay không thì Toạ Sơn phải cao, vững chãi, kín đáo tốt hơn là thông thoáng. Toạ Sơn sau nhà mà thấp hơn trước, nghiêng về hậu thì người nhà không yên, thường trắc trở trong sự nghiệp, hay gặp tiểu nhân thị phi, quan tụng tổn tài, có bệnh quái kỳ khó chữa, người nhà tư duy về buôn bán kém cỏi. Với Toạ Sơn còn rất nhiều cần biết, ở đây tôi chỉ đơn cử như vậy thôi. Hướng trước hết xem chọn cho hợp cung mạng của chính chủ nhân, tốt cho các thành viên trong gia đình, có xung khắc thì cũng chọn hướng khắc nhẹ thôi thì gia đình mới được yên ổn, sự nghiệp công việc hanh thông, tài vận tốt. Còn phía ngoài của Hướng cũng rất phức tạp bởi nhiều yếu tốt môi trường từ đường sá đi lại, hố hầm, cột điện, trạm biến thế, nhà cao tầng án ngữ, cây cối v.v … cũng rất nhiều điều cần được xem xét giải quyết. Sơn và Hướng trong ngôi nhà đề cập ở trên mới chỉ nói đến “bát trạch” tức là 8 hướng của ngôi nhà, còn theo vận hội các trường tác động của vũ trụ là sao chiếu. Trong môn Huyền không phi tinh thì còn quan trong hơn nữa, phức tạp hơn nữa, kiến thức đòi hỏi phải sâu rộng lắm mới giải mx được.
KTS. Đoàn Đức Thành: nhiều người làm nhà hiện nay hay quan tâm đến số bậc cầu thang, thướng tính số bậc theo Sinh – Lxo – Bệnh – Tử. Anh thấy vấn đề này thế nào?
KTS. Phùng Đạo Hợp: Tôi đã đọc nhiều sách về Phong thuỷ, tôi không thấy sách nào nói về vấn đề này. Theo tôi, cầu thang quan trọng nhất là phân chia các bậc cùng độ cao, bản bậc thang cũng đều nhau để đi lại thuận tiện. Tuy nhiên, những bậc thang dưới cùng không nên hướng thẳng ra ngoài cửa, mà nên hướng sang bên, lối đi theo đường ống của đường nước sạch.
Sinh – Lão – Bệnh – Tử được ứng dụng trong nhà ở chỉ có phần mái dốc. Đó là số đòn tay (xà gồ) trên mái. Mái nhà tượng trưng cho một tiểu vũ trụ, vòm trời nhỏ mà con người sống trong đó. Số đòn tay luôn nằm ở trên đè lên con người. Số lượng đòn tay được tính từ đòn đỉnh nóc (Sinh) xuống hai mái bên, tiếp theo thanh thứ 2 là Lão, thứ 3 là Bệnh, đến thanh cuối cùng nằm trong phạm vi lòng nhà, sao cho có thứ tự là Sinh, Lão. Số thanh ở diềm máI ngoài lòng người không tính.
KTS. Đoàn Đức Thành: Xin cảm ơn anh, chúng ta sẽ thu thập nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này và hẹn trao đổi với anh vào dịp tới.

Tin nhiều người đọc
Tin mới nhất
Quý khách muốn nhanh chóng tìm được BĐS phù hợp?